Khi nghe giới thiệu về thông tin các thiết bị điện thoại được trang bị pin Li-on hoặc Li-po. Tuy nhiên, người dùng thường quan tâm đến dung lượng pin hơn là loại pin được sử dụng. Vậy pin Li-ion và Li-po là gì? So sánh pin Li-po và Li-ion có gì giống và khác nhau?
Pin là gì?
Trước khi tìm hiểu những thông tin so sánh pin Li-po và Li-ion, trước tiên người dùng cần nhận biết một số khái niệm cơ bản liên quan đến pin điện thoại.
Vậy pin là gì? Hiểu một cách đơn giản, Pin là thiết bị dùng để lưu trữ năng lượng dưới dạng hoá năng. Khi sử dụng pin, năng lượng sẽ chuyển hóa dần thành điện năng. Những viên viên là nguồn cung cấp điện năng cho hầu hết những thiết bị di động thông minh cầm tay hiện nay. Ưu điểm khi sử dụng pin chính là kích thước gọn nhẹ, cung cấp nguồn điện áp ổn định cho hoạt động của thiết bị.

Đơn vị tính dung lượng pin là mAh (mili Ampe giờ). Hiện có 2 loại pin được sử dụng phổ biến trên điện thoại gồm có pin Li-po vs Li-ion. Chi tiết về 2 loại pin sẽ được chia sẻ dưới đây.
Pin Lipo là gì?
Pin Li-po có tên gọi đầy đủ là pin Lithium-Ion Polymer hoặc Lithium-Polymer. Với pin Li-po sử dụng chất điện phân dạng polymer khô, giống như một miếng phim nhựa mỏng thay vì sử dụng chất điện phân dạng lỏng. Miếng phim sẽ được kẹp ghép lá giữa cực dương và cực âm trong pin giúp trao đổi ion. Nhờ kết cấu và phương pháp sản xuất này mà pin Li-po có kích thước rất mỏng và hình dạng các cell pin cũng khác nhau.

Hiện pin Li-po được ứng dụng phổ biến trên các sản phẩm điện thoại và máy tính bảng, laptop cao cấp như iPhone, iPad hay MacBook Pro mới. Pin Li-po cho khả năng lưu trữ năng lượng tốt và tốc độ khấu hao, suy giảm khả năng lưu trữ năng lượng rất ít sau một thời gian dài dù không sử dụng. Pin Li-po lâu bị chai hơn và có thể sạc bất kỳ lúc nào, với tuổi thọ có thể lên đến 1.000 lần sạc mà vẫn giữ duy trì mức dung lượng pin khá cao.
Pin Li ion là gì?
Pin Li-ion hay còn gọi là pin Lithium – Ion có cấu tạo từ một chất lỏng là một dung môi hữu cơ được dùng làm chất điện phân. Nhiệm vụ của chất điện phân này chính là trao đổi ion giữa các điện cực dương (anode) và cực âm (cathode) tương tự như những loại pin khác. Tuy nhiên, điện phân hữu cơ này là một chất dung môi rất dễ cháy nổ khiến pin Li-ion cũng có tính biến động nhiều hơn và khả năng bắt cháy, phát nổ cao nếu sử dụng không đúng cách.

Pin Li-ion thường có chi phí sản xuất thấp hơn pin Li-po và là tiêu chuẩn pin được sử dụng nhiều trên các thiết bị từ năm 2013 trở về trước, hiện không còn được ứng dụng nhiêu. Phần pin thường được bọc bởi một lớp vỏ kim loại cứng khiến trọng lượng pin nặng hơn và hạn chế các tùy chọn hình dạng và kích thước. Chu kì sạc pin ngắn hơn, chỉ khoảng 400-500 lần sạc.
So sánh pin Li-po và Li-ion
Nhìn chung khi pin Li-ion và Li-po có một số điểm chung như sau:
- Đều cho phép sử dụng sạc pin dùng lại nhiều lần.
- Thành pin được cấu thành từ các thành phần hóa học được tạo thành từ các thành phần hóa học chủ đạo tương tự.
- Nguyên lý hoạt động đều dựa trên sự trao đổi lithium ion giữa các cực dương và âm làm từ lithium cacbon.

Về điểm khác nhau giữa pin Li-ion và Li-po dễ nhận biết nhất chính là chất điện phân hóa học được sử dụng giữa 2 điện cực dương và âm. So với pin Li-ion thì pin Li-po có số chu kỳ sạc lâu hơn, an toàn hơn, kích thước cũng nhỏ gọn và dễ điều chỉnh kích thước linh hoạt. Tuy vậy đổi lại giá thành sản xuất pin Li-po sẽ cao hơn Li-ion khá nhiều.
Từ những đánh giá và so sánh pin Li-po và Li-ion có thể thấy rõ pin Li-po được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn trên các thiết bị di động hiện nay. Do vậy, khi người dùng lựa chọn thiết bị cũng nên chú ý đến loại pin được sử dụng để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả sử dụng.